BẠN CẦN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN PHÁT TRIỂN TRONG NGÀNH ERP CONSULTANT
"- Em đã sẵn sàng cho vị trí mới chưa?
- Vị trí gì ạ?
Hơi hồi hộp, nhưng Phương dường như cũng dự tính trước câu trả lời. Những nỗ lực cố gắng và cống hiến của Phương, rồi vị trí đang cần người,....
- Trưởng phòng dự án cho chi nhánh tại Việt Nam!
Hmmm, trưởng phòng dự án, hành trình của Phương từ lúc chập chững làm ERP Consultant cho SAP, một công việc trái ngành, giờ đã lên làm trưởng phòng dự án, sẽ là trưởng phòng của những người lớn tuổi hơn mình, người lớn tuổi nhất sinh năm 76 còn trẻ nhất cũng sinh năm 90 rồi. Hành trình ERP Consultant của Phương lại tiếp tục bước sang giai đoạn thử thách mới...."
Hello mọi người, lại là mình, Thương đây.
Hôm trước có bạn nhắn mình viết bài share về kinh nghiệm làm ERP Consultant, để các bạn khi bước vào nghề này có được định hướng đúng đắn để bước đi.
Mình từng là ERP Consultant, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, kinh nghiệm không nhiều, và may mắn thay, một người bạn cùng khoa đại học với mình đã làm ERP Consultant đến 7-8 năm, trải qua không ít thử thách để phát triển trong ngành này.
Nếu các bạn từng tìm kênh youtube hướng dẫn về SAP, thì sẽ phát hiện ra kênh "IRS VIETNAM CHANNEL", kênh Youtube duy nhất hướng dẫn SAP bằng tiếng Việt, hiện đã đạt gần 100k lượt xem, với hơn 1 nghìn người đăng ký. Và Phương, chính là người đã tạo từng Video đó để chia sẻ về SAP cho mọi người.
Năm 2017, Phương cũng trở thành người trẻ nhất Việt Nam đạt chứng chỉ PMP ở tuổi 26.
Tụi mình vốn học kế toán, kiểm toán và làm trái nghề, nên cũng đều rất cố gắng khi chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác.
Nếu bạn cũng không học về IT và đang định hướng hoặc vừa chuyển sang làm ERP Consultant, bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích để đưa bạn đi trên con đường mới này. Bởi trên hành trình ERP Consultant, bạn sẽ trải qua nhiều cột mốc, mỗi một cột mốc đều đặt ra yêu cầu khác nhau mà bạn phải vượt qua. Hãy điểm qua những cột mốc trên hành trình của Phương và cách bạn đã vượt qua những thử thách nhé!
1. JUNIOR ERP CONSULTANT
Đây có lẽ là cột mốc quan trọng nhất, là thời điểm bạn bước vào nghề ERP Consultant, mọi thứ đều quá mới mẻ, có quá nhiều thứ để học. Và việc bạn có thích nghi được những sự mới mẻ này không, có vượt qua được những khó khăn hiện tại không, sẽ quyết định việc đi tiếp hay dừng lại trên hành trình này.
Ở thời điểm này, ngoài việc hiểu về kế toán - là một phần quan trọng trong ERP thì tư duy hệ thống vận hành của một doanh nghiệp của Phương gần như là số 0, toàn bộ tài liệu tham khảo cũng bằng tiếng Anh, không một ai đào tạo, rồi thì tự test sản phẩm. Bao nhiêu thứ cần học hỏi.
Lúc này, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm ERP mà công ty bạn triển khai. Việc nghiên cứu từ trước sẽ giúp bạn hiểu được hệ thống. Tuy nhiên, chỉ đến khi training on-job, nghĩa là đi vào thực tế làm việc, support khách hàng, bạn mới thực sự hiểu được cách hệ thống hoạt động và hỗ trợ người dùng như thế nào.
Bạn sẽ cần hiểu hệ thống một cách cơ bản trước, để có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp khi giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, với những chức năng mà bạn chỉ mới nghiên cứu mà chưa thực sự test, có thể thực tế sẽ khác với những gì bạn đang hiểu, nên hãy khéo léo trả lời về nguyên lý hoạt động của hệ thống và hẹn khách hàng trả lời thật chi tiết sau khi đã check lại cẩn thận.
2. SENIOR ERP CONSULTANT
Khi đã hiểu về sản phẩm ERP, bạn sẽ nhận được nhiều task hơn, tham gia vào dự án lớn hơn. Khi bước vào giai đoạn này, bạn sẽ nhận ra mình đang thiếu các kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng hỗ trợ khách hàng, tổ chức công việc,...
Lúc này, bạn cần biết cách phân loại công việc, theo mức độ quan trọng, mức độ khẩn cấp để đánh độ ưu tiên xử lý.
Các câu hỏi của khách hàng cũng cần được phân loại về mức độ quan trọng, phân loại các câu hỏi đã có câu trả lời sẵn trong hướng dẫn sử dụng, câu hỏi mới để biết mình cần support ngay hay không, và support trực tiếp hay hướng khách hàng đọc những tài liệu có sẵn trước.
Và để có thể hoàn thiện kỹ năng quản lý dự án, Phương lựa chọn khoá học PMP (chứng chỉ Project Management Professional của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ PMI) để được học về quản lý dự án một cách bài bản và toàn diện nhất.
3. TRƯỞNG PHÒNG DỰ ÁN
Thời điểm hơn một năm trước, là một người hiểu về sản phẩm nhất và có kỹ năng quản lý, Phương chuyển qua làm trưởng phòng dư án, quản lý các ERP Consultant khác đều lớn tuổi hơn mình.
Thử thách ở giai đoạn này tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Làm thế nào để truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm đến cho mọi người và được đón nhận bởi những người có kinh nghiệm lâu năm hơn, những người lớn tuổi hơn?
Làm thế nào để truyền động lực đến cho các nhân viên của mình?
Làm thế nào để phân công công việc cho từng người thật hợp lý?
Ở giai đoạn này, bạn cần thật sự tin tưởng vào bản thân.
Ở giai đoạn này, Phương càng tập trung hơn vào việc chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình và không ngừng khuyến khích các anh chị học kỹ về sản phẩm và các kỹ năng cần thiết khác.
Và điều quan trọng, bạn hiểu rằng, các anh chị lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống hơn mình, có nhiều thứ để bạn có thể học hỏi.
Bởi vậy, ở giai đoạn này, chia sẻ những gì mình có và tôn trọng, học hỏi từ người khác có lẽ là hai điểm mấu chốt để tạo nên những thành công tại vị trí trưởng phòng của mình.
Nhìn lại chặng đường ERP Consultant, Phương nhận ra rằng, mỗi một cột mốc trong công việc đều mang đến những thay đổi, những thử thách, và điều quan trọng là bạn cần bắt tay vào làm. Cứ làm đi, đừng nghĩ nhiều, cũng đừng ngại vất vả. Và đó là cách để bạn không ngừng tiến lên trong công việc và cuộc sống của bạn.
P/s: Bài viết là kết quả của cuộc phỏng vấn của mình dành cho Phương, một người bạn cùng khoa đại học, hiện là một ERP Consultant dày dặn kinh nghiệm.
P/s.s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^
"- Em đã sẵn sàng cho vị trí mới chưa?
- Vị trí gì ạ?
Hơi hồi hộp, nhưng Phương dường như cũng dự tính trước câu trả lời. Những nỗ lực cố gắng và cống hiến của Phương, rồi vị trí đang cần người,....
- Trưởng phòng dự án cho chi nhánh tại Việt Nam!
Hmmm, trưởng phòng dự án, hành trình của Phương từ lúc chập chững làm ERP Consultant cho SAP, một công việc trái ngành, giờ đã lên làm trưởng phòng dự án, sẽ là trưởng phòng của những người lớn tuổi hơn mình, người lớn tuổi nhất sinh năm 76 còn trẻ nhất cũng sinh năm 90 rồi. Hành trình ERP Consultant của Phương lại tiếp tục bước sang giai đoạn thử thách mới...."
Hello mọi người, lại là mình, Thương đây.
Hôm trước có bạn nhắn mình viết bài share về kinh nghiệm làm ERP Consultant, để các bạn khi bước vào nghề này có được định hướng đúng đắn để bước đi.
Mình từng là ERP Consultant, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, kinh nghiệm không nhiều, và may mắn thay, một người bạn cùng khoa đại học với mình đã làm ERP Consultant đến 7-8 năm, trải qua không ít thử thách để phát triển trong ngành này.
Nếu các bạn từng tìm kênh youtube hướng dẫn về SAP, thì sẽ phát hiện ra kênh "IRS VIETNAM CHANNEL", kênh Youtube duy nhất hướng dẫn SAP bằng tiếng Việt, hiện đã đạt gần 100k lượt xem, với hơn 1 nghìn người đăng ký. Và Phương, chính là người đã tạo từng Video đó để chia sẻ về SAP cho mọi người.
Năm 2017, Phương cũng trở thành người trẻ nhất Việt Nam đạt chứng chỉ PMP ở tuổi 26.
Tụi mình vốn học kế toán, kiểm toán và làm trái nghề, nên cũng đều rất cố gắng khi chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác.
Nếu bạn cũng không học về IT và đang định hướng hoặc vừa chuyển sang làm ERP Consultant, bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích để đưa bạn đi trên con đường mới này. Bởi trên hành trình ERP Consultant, bạn sẽ trải qua nhiều cột mốc, mỗi một cột mốc đều đặt ra yêu cầu khác nhau mà bạn phải vượt qua. Hãy điểm qua những cột mốc trên hành trình của Phương và cách bạn đã vượt qua những thử thách nhé!
1. JUNIOR ERP CONSULTANT
Đây có lẽ là cột mốc quan trọng nhất, là thời điểm bạn bước vào nghề ERP Consultant, mọi thứ đều quá mới mẻ, có quá nhiều thứ để học. Và việc bạn có thích nghi được những sự mới mẻ này không, có vượt qua được những khó khăn hiện tại không, sẽ quyết định việc đi tiếp hay dừng lại trên hành trình này.
Ở thời điểm này, ngoài việc hiểu về kế toán - là một phần quan trọng trong ERP thì tư duy hệ thống vận hành của một doanh nghiệp của Phương gần như là số 0, toàn bộ tài liệu tham khảo cũng bằng tiếng Anh, không một ai đào tạo, rồi thì tự test sản phẩm. Bao nhiêu thứ cần học hỏi.
Lúc này, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm ERP mà công ty bạn triển khai. Việc nghiên cứu từ trước sẽ giúp bạn hiểu được hệ thống. Tuy nhiên, chỉ đến khi training on-job, nghĩa là đi vào thực tế làm việc, support khách hàng, bạn mới thực sự hiểu được cách hệ thống hoạt động và hỗ trợ người dùng như thế nào.
Bạn sẽ cần hiểu hệ thống một cách cơ bản trước, để có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp khi giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, với những chức năng mà bạn chỉ mới nghiên cứu mà chưa thực sự test, có thể thực tế sẽ khác với những gì bạn đang hiểu, nên hãy khéo léo trả lời về nguyên lý hoạt động của hệ thống và hẹn khách hàng trả lời thật chi tiết sau khi đã check lại cẩn thận.
2. SENIOR ERP CONSULTANT
Khi đã hiểu về sản phẩm ERP, bạn sẽ nhận được nhiều task hơn, tham gia vào dự án lớn hơn. Khi bước vào giai đoạn này, bạn sẽ nhận ra mình đang thiếu các kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng hỗ trợ khách hàng, tổ chức công việc,...
Lúc này, bạn cần biết cách phân loại công việc, theo mức độ quan trọng, mức độ khẩn cấp để đánh độ ưu tiên xử lý.
Các câu hỏi của khách hàng cũng cần được phân loại về mức độ quan trọng, phân loại các câu hỏi đã có câu trả lời sẵn trong hướng dẫn sử dụng, câu hỏi mới để biết mình cần support ngay hay không, và support trực tiếp hay hướng khách hàng đọc những tài liệu có sẵn trước.
Và để có thể hoàn thiện kỹ năng quản lý dự án, Phương lựa chọn khoá học PMP (chứng chỉ Project Management Professional của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ PMI) để được học về quản lý dự án một cách bài bản và toàn diện nhất.
3. TRƯỞNG PHÒNG DỰ ÁN
Thời điểm hơn một năm trước, là một người hiểu về sản phẩm nhất và có kỹ năng quản lý, Phương chuyển qua làm trưởng phòng dư án, quản lý các ERP Consultant khác đều lớn tuổi hơn mình.
Thử thách ở giai đoạn này tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Làm thế nào để truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm đến cho mọi người và được đón nhận bởi những người có kinh nghiệm lâu năm hơn, những người lớn tuổi hơn?
Làm thế nào để truyền động lực đến cho các nhân viên của mình?
Làm thế nào để phân công công việc cho từng người thật hợp lý?
Ở giai đoạn này, bạn cần thật sự tin tưởng vào bản thân.
Ở giai đoạn này, Phương càng tập trung hơn vào việc chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình và không ngừng khuyến khích các anh chị học kỹ về sản phẩm và các kỹ năng cần thiết khác.
Và điều quan trọng, bạn hiểu rằng, các anh chị lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống hơn mình, có nhiều thứ để bạn có thể học hỏi.
Bởi vậy, ở giai đoạn này, chia sẻ những gì mình có và tôn trọng, học hỏi từ người khác có lẽ là hai điểm mấu chốt để tạo nên những thành công tại vị trí trưởng phòng của mình.
Nhìn lại chặng đường ERP Consultant, Phương nhận ra rằng, mỗi một cột mốc trong công việc đều mang đến những thay đổi, những thử thách, và điều quan trọng là bạn cần bắt tay vào làm. Cứ làm đi, đừng nghĩ nhiều, cũng đừng ngại vất vả. Và đó là cách để bạn không ngừng tiến lên trong công việc và cuộc sống của bạn.
P/s: Bài viết là kết quả của cuộc phỏng vấn của mình dành cho Phương, một người bạn cùng khoa đại học, hiện là một ERP Consultant dày dặn kinh nghiệm.
P/s.s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^