"- Ei! Tùng! Tùng! Chỗ này nghĩa sao nhỉ?
- Ừm, để em xem .....
Chị Linh vừa vò đầu bứt tai vừa khều khều thằng em bên cạnh. Ngó file excel mô tả màn hình cả nghìn trường, thiệt không thể ngờ cả tháng qua mình đã chinh chiến khám phá từng trường, từng nghiệp vụ trên màn hình này. Và.... đang sai bung bét."
Đó là câu chuyện xưa thôi, hồi mới chuyển từ Comtor (phiên dịch trong ngành IT) sang làm BA, vào làm dự án, trải qua bao nhiêu vất vả khi sang một môi trường mới toanh. Ấy vậy mà con người ấy, từ một người chẳng biết BA là gì, nay đã cứng cáp, viết tài liệu, đọc code ầm ầm, đạt cả chứng chỉ cấp cao CBAP (chứng chỉ cấp cao bên BA do IIBA cấp).
Hallo, lại là mình, Thương đây. Và đây, lại là một bài viết chia sẻ cho bạn một con đường giúp một người chưa có kiến thức thành BA thành người kinh nghiệm đầy mình.
Dự án đầu tiên của chị í là gì và đã giúp chị í trưởng thành ra sao? Có ai tò mò không? Bài viết này là kết quả của một buổi phỏng vấn một người trong team mình.
Yes! Dự án về Data Migration, kiểu khách hàng đã có sẵn một hệ thống và muốn xây dựng một hệ thống mới... giống hệt hệ thống cũ về business, nhưng khác nền tảng. Ví dụ, hệ thống đang chạy trên Desktop lên Website. Còn cụ thể, với các dự án của chị Linh, hệ thống sẽ được chuyển từ Lotus Notes IBM lên nền tảng Website.
VẬY CỤ THỂ CÔNG VIỆC CỦA BA TRONG DỰ ÁN DATA MIGRATION LÀ GÌ?
Tìm hiểu và document tổng quát về hệ thống hiện tại của khách hàng: BA sẽ cần tìm hiểu tổng quát nghiệp vụ hệ thống là gì, có những màn hình nào, chức năng nào để có cái nhìn tổng quan về hệ thống, cũng như ước tính nguồn lực để hiểu cặn kẽ từng chi tiết.
Tìm hiểu và document cho các màn hình, chức năng trên hệ thống: BA sẽ cần mô tả màn hình và các chức năng trên hệ thống hiện tại, là cơ sở để đội phát triển xây dựng hệ thống mới dựa trên business hệ thống hiện tại.
Để làm được điều này, BA cần tìm kiếm tài liệu của hệ thống hiện tại, và thường tài liệu này rất ít ỏi, do vậy, bạn sẽ cần hiểu business thông qua đọc code và test thử trên hệ thống.
THỬ THÁCH VÀ VƯỢT QUA THỬ THÁCH TRONG DỰ ÁN DATA MIGRATION
Tìm hiểu business qua code: Với BA có kiến thức về lập trình, việc đọc code sẽ không quá vất vả, nhưng với BA khác? Như chị Linh, một người mới tập tễnh vào làm BA, chưa từng biết đến code, cứ từng chút từng chút một tìm hiểu về code.
Search mạng, tìm hiểu về code, nghiền ngẫm mục Help của app để đưa ra kết luận business trên từng field của màn hình. Đọc xong cũng không chắc là hiểu đúng hay sai, BA cần ngồi check lại bằng cách test hệ thống, test dòng lệnh, rồi phân tích tính logic, tìm hiểu thêm kiến thức nghiệp vụ, hỏi khách hàng,...
Mô tả business một cách dễ hiểu nhất: Nhiều khi BA đã đọc code đúng, hiểu được dòng code, nhưng lại chưa hiểu được chính xác bản chất business là gì, kiểu như con đường đi từ A đến B, trong code sẽ diễn tả từ A đến C, từ C đến D, rồi từ D mới quay về B. Do vậy, BA cần phân tích để hiểu bản chất business để mô tả chính xác, dễ hiểu nhất, nhờ vậy, đội phát triển mới dễ dàng xây dựng hệ thống.
Giữ nguyên business hệ thống hiện tại: Tìm hiểu hệ thống hiện tại, lắm lúc BA sẽ tìm thấy những field chẳng để làm gì, suggest khách hàng để bỏ đi trên hệ thống mới, nhưng đều sẽ nhận được cái lắc đầu, cứ làm như hệ thống hiện tại đi. Bởi khách hàng cũng không biết chắc những field đó để làm gì, bỏ đi có ảnh hưởng hay không. Do vậy câu chuyện bản chất business là gì vẫn là một dấu chấm hỏi.
Đau đầu với permission (phân quyền trên hệ thống): Khác với các hệ thống hiện đại, permission thường được quản lý tập trung một nơi, thì nhiều hệ thống xây dựng kiểu cũ, permission ở khắp nơi: trong code, trên form, trên từng button,... Do vậy, BA cần tập hợp dần dần lại, để lên được bức tranh tổng thể permission của cả hệ thống.
BA SẼ TRƯỞNG THÀNH RA SAO SAU NHỮNG DỰ ÁN DATA MIGRATION
Nhìn lại quãng đường của mình, từ một người không biết tí gì về BA, nhờ những dự án data migration, chị Linh đã trở thành người hiểu về cấu trúc hệ thống, mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống nè. Rồi chị bắt đầu hiểu về code, rồi hiểu cả Backend lẫn Frontend.
Với công việc này, chị cũng nâng cao khả năng viết tài liệu, nâng cao khả năng diễn đạt sao cho dễ hiểu nhất nữa.
Hmmm, chia sẻ bấy nhiêu, không biết mọi người có bắt đầu hứng thú với những dự án này không? Hãy comment cho mình biết nhé!
P/s: Bài viết là kết quả của cuộc phỏng vấn của mình dành cho chị Hương Linh, một BA tài ba tại FHNBA.
P/s.s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^
- Ừm, để em xem .....
Chị Linh vừa vò đầu bứt tai vừa khều khều thằng em bên cạnh. Ngó file excel mô tả màn hình cả nghìn trường, thiệt không thể ngờ cả tháng qua mình đã chinh chiến khám phá từng trường, từng nghiệp vụ trên màn hình này. Và.... đang sai bung bét."
Đó là câu chuyện xưa thôi, hồi mới chuyển từ Comtor (phiên dịch trong ngành IT) sang làm BA, vào làm dự án, trải qua bao nhiêu vất vả khi sang một môi trường mới toanh. Ấy vậy mà con người ấy, từ một người chẳng biết BA là gì, nay đã cứng cáp, viết tài liệu, đọc code ầm ầm, đạt cả chứng chỉ cấp cao CBAP (chứng chỉ cấp cao bên BA do IIBA cấp).
Hallo, lại là mình, Thương đây. Và đây, lại là một bài viết chia sẻ cho bạn một con đường giúp một người chưa có kiến thức thành BA thành người kinh nghiệm đầy mình.
Dự án đầu tiên của chị í là gì và đã giúp chị í trưởng thành ra sao? Có ai tò mò không? Bài viết này là kết quả của một buổi phỏng vấn một người trong team mình.
Yes! Dự án về Data Migration, kiểu khách hàng đã có sẵn một hệ thống và muốn xây dựng một hệ thống mới... giống hệt hệ thống cũ về business, nhưng khác nền tảng. Ví dụ, hệ thống đang chạy trên Desktop lên Website. Còn cụ thể, với các dự án của chị Linh, hệ thống sẽ được chuyển từ Lotus Notes IBM lên nền tảng Website.
VẬY CỤ THỂ CÔNG VIỆC CỦA BA TRONG DỰ ÁN DATA MIGRATION LÀ GÌ?
Tìm hiểu và document tổng quát về hệ thống hiện tại của khách hàng: BA sẽ cần tìm hiểu tổng quát nghiệp vụ hệ thống là gì, có những màn hình nào, chức năng nào để có cái nhìn tổng quan về hệ thống, cũng như ước tính nguồn lực để hiểu cặn kẽ từng chi tiết.
Tìm hiểu và document cho các màn hình, chức năng trên hệ thống: BA sẽ cần mô tả màn hình và các chức năng trên hệ thống hiện tại, là cơ sở để đội phát triển xây dựng hệ thống mới dựa trên business hệ thống hiện tại.
Để làm được điều này, BA cần tìm kiếm tài liệu của hệ thống hiện tại, và thường tài liệu này rất ít ỏi, do vậy, bạn sẽ cần hiểu business thông qua đọc code và test thử trên hệ thống.
THỬ THÁCH VÀ VƯỢT QUA THỬ THÁCH TRONG DỰ ÁN DATA MIGRATION
Tìm hiểu business qua code: Với BA có kiến thức về lập trình, việc đọc code sẽ không quá vất vả, nhưng với BA khác? Như chị Linh, một người mới tập tễnh vào làm BA, chưa từng biết đến code, cứ từng chút từng chút một tìm hiểu về code.
Search mạng, tìm hiểu về code, nghiền ngẫm mục Help của app để đưa ra kết luận business trên từng field của màn hình. Đọc xong cũng không chắc là hiểu đúng hay sai, BA cần ngồi check lại bằng cách test hệ thống, test dòng lệnh, rồi phân tích tính logic, tìm hiểu thêm kiến thức nghiệp vụ, hỏi khách hàng,...
Mô tả business một cách dễ hiểu nhất: Nhiều khi BA đã đọc code đúng, hiểu được dòng code, nhưng lại chưa hiểu được chính xác bản chất business là gì, kiểu như con đường đi từ A đến B, trong code sẽ diễn tả từ A đến C, từ C đến D, rồi từ D mới quay về B. Do vậy, BA cần phân tích để hiểu bản chất business để mô tả chính xác, dễ hiểu nhất, nhờ vậy, đội phát triển mới dễ dàng xây dựng hệ thống.
Giữ nguyên business hệ thống hiện tại: Tìm hiểu hệ thống hiện tại, lắm lúc BA sẽ tìm thấy những field chẳng để làm gì, suggest khách hàng để bỏ đi trên hệ thống mới, nhưng đều sẽ nhận được cái lắc đầu, cứ làm như hệ thống hiện tại đi. Bởi khách hàng cũng không biết chắc những field đó để làm gì, bỏ đi có ảnh hưởng hay không. Do vậy câu chuyện bản chất business là gì vẫn là một dấu chấm hỏi.
Đau đầu với permission (phân quyền trên hệ thống): Khác với các hệ thống hiện đại, permission thường được quản lý tập trung một nơi, thì nhiều hệ thống xây dựng kiểu cũ, permission ở khắp nơi: trong code, trên form, trên từng button,... Do vậy, BA cần tập hợp dần dần lại, để lên được bức tranh tổng thể permission của cả hệ thống.
BA SẼ TRƯỞNG THÀNH RA SAO SAU NHỮNG DỰ ÁN DATA MIGRATION
Nhìn lại quãng đường của mình, từ một người không biết tí gì về BA, nhờ những dự án data migration, chị Linh đã trở thành người hiểu về cấu trúc hệ thống, mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống nè. Rồi chị bắt đầu hiểu về code, rồi hiểu cả Backend lẫn Frontend.
Với công việc này, chị cũng nâng cao khả năng viết tài liệu, nâng cao khả năng diễn đạt sao cho dễ hiểu nhất nữa.
Hmmm, chia sẻ bấy nhiêu, không biết mọi người có bắt đầu hứng thú với những dự án này không? Hãy comment cho mình biết nhé!
P/s: Bài viết là kết quả của cuộc phỏng vấn của mình dành cho chị Hương Linh, một BA tài ba tại FHNBA.
P/s.s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^