Nhớ có hôm ngồi cafe cùng một người bạn, cũng là dân IT, anh hỏi, công ty em làm Outsource hay Product? Hồi đó mình mới lớ ngớ bước chân vào làm BA, ai sai gì làm nấy, còn chưa nghe khái niệm Outsource với Product, nên chẳng trả lời được. Anh bạn mình biết ngay mình vẫn gà lắm, rồi giải thích sơ qua Outsource với Product, nhưng thú thực lúc đấy cũng chẳng hiểu lắm.
Rồi thời gian dần qua, đến nay ngồi ngẫm lại về chặng đường làm BA, mình bắt đầu hiểu dần về Outsource và Product BA là như nào.
Bài viết này mình tổng hợp lại những đặc điểm của BA Outsource và Product nhằm giúp bạn hiểu thêm về nghề BA, cân nhắc nên làm BA loại nào, dựa trên những điểm lợi, bất lợi của mỗi loại.
Gọi là tổng hợp mới, vì định nghĩa của hai loại này trên mạng cũng có chi tiết và rõ ràng rồi. Còn bài viết thì dựa trên cảm nhận của mình qua các dự án, để các bạn có thêm góc nhìn thực tế.
Công ty đầu tiên của mình làm Product, là Product In-house. Kiểu như tạo sản phẩm phần mềm để dùng nội bộ. Công ty mình là thành viên trong một tập đoàn, chuyên viết phần mềm để sử dụng cho các công ty khác trong tập đoàn.
Với loại hình này, công việc của BA sẽ vẫn là phân tích yêu cầu khách hàng, thiết kế phần mềm phù hợp và document lại.
ĐIỂM LỢI KHI LÀM BA PRODUCT
Theo cảm nhận của mình, công việc ở đây khá vui vẻ, ít áp lực: Khách hàng thuộc cùng tập đoàn, cực nice. Tài liệu không cần mô tả quá chi tiết cho đội kỹ thuật, chỉ cần đảm bảo đủ business. Nếu mô tả thiếu, có thể trao đổi với dev test để update lại tài liệu, không cần qua process quá phức tạp như tạo một tài liệu mới bổ sung, rồi đợi approve, ...
Là BA trong Product nên mình có cơ hội lấy yêu cầu từ End User (người dùng cuối) của sản phẩm. Hiểu được bản chất của business và được đi cùng sản phẩm ở nhiều giai đoạn: Từ lúc bắt đầu phân tích hệ thống và process hiện tại để tìm hướng xử lý, thiết kế phần mềm đáp ứng yêu cầu khách hàng, support dev test để dựng sản phẩm, test thử luồng business, training khách hàng sử dụng sản phẩm, hỗ trợ khách hàng UAT và cuối cùng là hỗ trợ khách hàng trong quá trình làm việc trên sản phẩm này.
ĐIỂM BẤT LỢI KHI LÀM BA PRODUCT
BA product cũng có một vài điểm bất lợi là thiếu kỹ năng viết tài liệu chuẩn chỉ, kiến thức không biết rộng cho những domain ngoài sản phẩm, và nhất là, lý do mà mình chuyển việc, dù rất yêu quý công ty và công việc ở đây, đó là mức lương.
Có lẽ lý do lương ở công ty mình không được cao là bởi phần mềm sản xuất để dùng nội bộ. Hiện tại tập đoàn chỉ chi tiền để đầu tư dựng phần mềm chứ không có nguồn thu từ phần mềm này, nên sẽ tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Vậy nên, mình nhảy sang một công ty khác, lần này là công ty làm Outsource.
Outsource dịch nghĩa ra là gia công ngoài. Tức một công ty nào đó muốn dựng phần mềm để bán hoặc dùng, thuê công ty khác để viết một phần hay toàn bộ phần mềm đó. Phần lớn các công ty làm Outsource cho khách hàng nước ngoài, nên BA thường cần có tiếng Anh, là một điểm bắt buộc.
Là BA Outsource, công việc về bản chất vẫn như BA Product, cần thu thập, phân tích yêu cầu khách hàng, đưa ra giải pháp, hỗ trợ dev, test xây dựng sản phẩm.
ĐIỂM LỢI KHI LÀM BA OUTSOURCE
Môi trường Outsource process rất rõ ràng. Đặc biệt trong Fsoft, process là một điểm mạnh nổi bật. Mình nhớ hồi học Day 1 (chương trình học 2 ngày cho tất cả nhân viên mới), được giới thiệu bí quyết thành công của Fsoft chính là Process. Hồi xưa, các sếp phải ăn ngủ ở Ấn Độ để học hỏi về cách xây dựng một công ty IT, và thành quả là một Process được ra đời, mang đến sự phát triển vững mạnh của Fsoft bây giờ.
Môi trường Outsource cũng yêu cầu cao về tính bảo mật. Bảo mật là một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn công ty gia công phần mềm. Về điều này chắc Fsoft cũng đứng đầu, tại công ty, tụi mình không truy cập được gì khác ngoài các tool để làm việc, hihi.
Là BA Outsource, bạn sẽ được học cách viết tài liệu thật chi tiết. Bởi tài liệu cũng là một phần sẽ bàn giao cho khách hàng, là tài sản của khách hàng. Tài liệu cần qua khách hàng phê duyệt, rồi mới đưa vào phát triển, nếu có update gì, cần chuyển cho khách hàng phê duyệt lại. Là BA Outsource, mình có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại dự án, nhiều domain.
ĐIỂM BẤT LỢI KHI LÀM BA OUTSOURCE
Là BA Outsource mình thấy hơi áp lực hơn là BA Product, bởi mỗi lần qua dự án mới là lại học business mới, rồi khách hàng cũng khó tính hơn, rồi chạy deadline căng hơn,...
Là BA Outsource, làm việc với khách hàng, người không phải End User nên phần business sẽ không được hiểu sâu như Product. Mình cũng không đi hết vòng đời sản phẩm, chủ yếu đến đoạn support dev, test dựng được sản phẩm, còn những giai đoạn sau như training End User, UAT, hỗ trợ End User,... thì BA Outsource thường không được trải nghiệm.
Điểm qua những điểm lợi và bất lợi của BA Product và BA Outsource, hi vọng các bạn có thêm cái nhìn về từng loại BA này. Bạn thích làm BA Product hay Outsource? Hãy comment cho mình biết nhé!
P/s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^
Rồi thời gian dần qua, đến nay ngồi ngẫm lại về chặng đường làm BA, mình bắt đầu hiểu dần về Outsource và Product BA là như nào.
Bài viết này mình tổng hợp lại những đặc điểm của BA Outsource và Product nhằm giúp bạn hiểu thêm về nghề BA, cân nhắc nên làm BA loại nào, dựa trên những điểm lợi, bất lợi của mỗi loại.
Gọi là tổng hợp mới, vì định nghĩa của hai loại này trên mạng cũng có chi tiết và rõ ràng rồi. Còn bài viết thì dựa trên cảm nhận của mình qua các dự án, để các bạn có thêm góc nhìn thực tế.
Công ty đầu tiên của mình làm Product, là Product In-house. Kiểu như tạo sản phẩm phần mềm để dùng nội bộ. Công ty mình là thành viên trong một tập đoàn, chuyên viết phần mềm để sử dụng cho các công ty khác trong tập đoàn.
Với loại hình này, công việc của BA sẽ vẫn là phân tích yêu cầu khách hàng, thiết kế phần mềm phù hợp và document lại.
ĐIỂM LỢI KHI LÀM BA PRODUCT
Theo cảm nhận của mình, công việc ở đây khá vui vẻ, ít áp lực: Khách hàng thuộc cùng tập đoàn, cực nice. Tài liệu không cần mô tả quá chi tiết cho đội kỹ thuật, chỉ cần đảm bảo đủ business. Nếu mô tả thiếu, có thể trao đổi với dev test để update lại tài liệu, không cần qua process quá phức tạp như tạo một tài liệu mới bổ sung, rồi đợi approve, ...
Là BA trong Product nên mình có cơ hội lấy yêu cầu từ End User (người dùng cuối) của sản phẩm. Hiểu được bản chất của business và được đi cùng sản phẩm ở nhiều giai đoạn: Từ lúc bắt đầu phân tích hệ thống và process hiện tại để tìm hướng xử lý, thiết kế phần mềm đáp ứng yêu cầu khách hàng, support dev test để dựng sản phẩm, test thử luồng business, training khách hàng sử dụng sản phẩm, hỗ trợ khách hàng UAT và cuối cùng là hỗ trợ khách hàng trong quá trình làm việc trên sản phẩm này.
ĐIỂM BẤT LỢI KHI LÀM BA PRODUCT
BA product cũng có một vài điểm bất lợi là thiếu kỹ năng viết tài liệu chuẩn chỉ, kiến thức không biết rộng cho những domain ngoài sản phẩm, và nhất là, lý do mà mình chuyển việc, dù rất yêu quý công ty và công việc ở đây, đó là mức lương.
Có lẽ lý do lương ở công ty mình không được cao là bởi phần mềm sản xuất để dùng nội bộ. Hiện tại tập đoàn chỉ chi tiền để đầu tư dựng phần mềm chứ không có nguồn thu từ phần mềm này, nên sẽ tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Vậy nên, mình nhảy sang một công ty khác, lần này là công ty làm Outsource.
Outsource dịch nghĩa ra là gia công ngoài. Tức một công ty nào đó muốn dựng phần mềm để bán hoặc dùng, thuê công ty khác để viết một phần hay toàn bộ phần mềm đó. Phần lớn các công ty làm Outsource cho khách hàng nước ngoài, nên BA thường cần có tiếng Anh, là một điểm bắt buộc.
Là BA Outsource, công việc về bản chất vẫn như BA Product, cần thu thập, phân tích yêu cầu khách hàng, đưa ra giải pháp, hỗ trợ dev, test xây dựng sản phẩm.
ĐIỂM LỢI KHI LÀM BA OUTSOURCE
Môi trường Outsource process rất rõ ràng. Đặc biệt trong Fsoft, process là một điểm mạnh nổi bật. Mình nhớ hồi học Day 1 (chương trình học 2 ngày cho tất cả nhân viên mới), được giới thiệu bí quyết thành công của Fsoft chính là Process. Hồi xưa, các sếp phải ăn ngủ ở Ấn Độ để học hỏi về cách xây dựng một công ty IT, và thành quả là một Process được ra đời, mang đến sự phát triển vững mạnh của Fsoft bây giờ.
Môi trường Outsource cũng yêu cầu cao về tính bảo mật. Bảo mật là một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn công ty gia công phần mềm. Về điều này chắc Fsoft cũng đứng đầu, tại công ty, tụi mình không truy cập được gì khác ngoài các tool để làm việc, hihi.
Là BA Outsource, bạn sẽ được học cách viết tài liệu thật chi tiết. Bởi tài liệu cũng là một phần sẽ bàn giao cho khách hàng, là tài sản của khách hàng. Tài liệu cần qua khách hàng phê duyệt, rồi mới đưa vào phát triển, nếu có update gì, cần chuyển cho khách hàng phê duyệt lại. Là BA Outsource, mình có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại dự án, nhiều domain.
ĐIỂM BẤT LỢI KHI LÀM BA OUTSOURCE
Là BA Outsource mình thấy hơi áp lực hơn là BA Product, bởi mỗi lần qua dự án mới là lại học business mới, rồi khách hàng cũng khó tính hơn, rồi chạy deadline căng hơn,...
Là BA Outsource, làm việc với khách hàng, người không phải End User nên phần business sẽ không được hiểu sâu như Product. Mình cũng không đi hết vòng đời sản phẩm, chủ yếu đến đoạn support dev, test dựng được sản phẩm, còn những giai đoạn sau như training End User, UAT, hỗ trợ End User,... thì BA Outsource thường không được trải nghiệm.
Điểm qua những điểm lợi và bất lợi của BA Product và BA Outsource, hi vọng các bạn có thêm cái nhìn về từng loại BA này. Bạn thích làm BA Product hay Outsource? Hãy comment cho mình biết nhé!
P/s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^