6 GỢI Ý GIÚP BA SẴN SÀNG KHI THAM GIA DỰ ÁN MỚI
6 GỢI Ý GIÚP BA SẴN SÀNG KHI THAM GIA DỰ ÁN MỚI
Nhớ hồi xưa đi phỏng vấn, mình được hỏi một câu như thế này: "Em sẽ làm những gì khi vào dự án mới?". Một em đồng nghiệp cũng từng hỏi mình: "Chị, giờ vào dự án mới em cần làm những gì nhỉ?"
Hmmmm, là BA, bạn sẽ đi theo dự án. Mỗi lần chuyển từ dự án này sang dự án khác là một lần làm quen với những thứ mới toanh. Bạn từng tự hỏi làm sao để nhanh chóng làm quen với dự án mới? Bạn cần chuẩn bị gì để làm tốt công việc của mình ở dự án mới?
Mỗi lần tham gia dự án là một lần cảm thấy bỡ ngỡ và cũng stress không ít bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi. Vậy nên, hãy bình tĩnh và từ từ tìm hiểu mọi thứ.
Những gợi ý sau đây, sẽ xem như làm một check list cho bạn để sẵn sàng khi vào một dự án nhé!
1. CÁC STAKEHOLDER TRONG DỰ ÁN
Dự án có những nhân vật nào? Khách hàng, BA, dev, test, PM,....?
Ai là người nắm business và nắm ở phần nào? Ai là người nắm process dự án? Ai biết các template? Ai biết cấu trúc tài liệu dự án, nơi lưu trữ tài liệu?.....
Việc xác định các stakeholder sẽ giúp bạn tiếp cận được dự án. Hãy thể hiện tinh thần sẵn sàng học tập và sự khiêm tốn để học hỏi được nhiều nhất nhé!
2. BUSINESS DỰ ÁN
Điều chắc chắn không thể bỏ qua, là bạn cần tìm hiểu là một cái nhìn tổng quan về business dự án. Dự án thuộc domain nào? Dự án giải quyết bài toán gì trong domain đó.
Ví dụ, team mình làm trong domain Logistics, bao gồm nhiều phân hệ từ mua hàng, bán hàng, kho, đóng gói, vận chuyển,... thì dự án của bạn sẽ tập trung vào những phân hệ nào.
Để hiểu business dự án, hãy sơ đồ hoá business đó bằng một workflow tổng thể nhé.
3. SETUP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Tuỳ từng dự án bạn có thể cần setup các công cụ khác nhau như VPN (công cụ giúp bảo mật trong dự án), Visio (công cụ giúp vẽ Workflow), Balsamiq (công cụ giúp vẽ Wireframe), My SQL (công cụ để xem Database), request tài khoản vào các ứng dụng,....
Hãy tham khảo BA khác trong dự án, hoặc PM để biết mình cần setup những gì để sẵn sàng làm việc nhé!
4. NƠI LƯU TRỮ TÀI LIỆU
Để chủ động trong việc nghiên cứu business, hãy tìm hiểu về nơi lưu trữ tài liệu, cách tổ chức tài liệu của dự án.
Tài liệu module này ở đâu? Module kia ở đâu? Ai là người phụ trách tài liệu này?
Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu được về detail business, hoặc tìm tài liệu tham khảo mỗi khi cần.
5. TEMPLATE TÀI LIỆU
Mỗi một dự án có thể có template tài liệu khác nhau, mức độ details khác nhau. Hãy tìm hiểu về template mà dự án đang dùng để sẵn sàng bắt tay vào viết tài liệu khi được giao nhiệm vụ nhé.
6. PROCESS DỰ ÁN
Dự án của bạn có chạy theo Agile? Sprint (thời gian hoàn thành một list function) kéo dài trong bao lâu? Ngày họp khách hàng là ngày nào? Tài liệu cần hoàn thành trước khi đội dev bắt đầu xây dựng bao lâu? Quy trình transfer business cho dev, test? Quy trình Q&A,.... Ngày demo là ngày nào?
Những gợi ý trên mình viết trong trường hợp dự án mới của bạn đã chạy từ trước khi bạn vào. Trong trường hợp dự án của bạn mới toe, hãy cùng team bạn bắt đầu xây dựng dần theo các mục trên, để dự án hoạt động thật hiệu quả nhé ^^
P/s: Đăng ký nhận Postcard tóm tắt các task của BA để sở hữu ngay nhé ^^

Tặng bạn PostCards:

- Tóm tắt 30 Tasks thuộc 6KA trong BABOK

- Định dạng hình ảnh giúp bạn dễ dàng lưu vào điện thoại để xem bất cứ ở đâu

Vui lòng điền thông tin bên dưới để nhận quà nhé.

 (Bạn nhớ điền Email cá nhân để mình có thể gửi quà qua mail nhé ^^)
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *